Những thành phần nào tạo nên thứ hạng cao trong xếp hạng của Google? Dưới đây là 8 yếu tố sẽ giúp bạn tạo ra những điều khác biệt mà bạn cần có để vươn mình lên những vị trí dẫn dầu trong bảng xếp hạng của Google.
Việc thuật toán xếp hạng của Google cấu thành từ hơn 200 thành phẩn (hay còn gọi là “signals”) chẳng phải là một bí mật nữa. Và mặc dù danh sách này rất ấn tượng, nhưng nó có thể khiến cho bạn nản chí ngay lập tức nếu bạn chỉ là một con người bình thường với 24 giờ một ngày.
May mắn thay, khi bạn làm SEO, bạn không cần phải làm mọi thứ chính xác từng li từng tí kể cả những tiểu tiết; mà điều bạn cần làm đó là chọn lựa những sự ưu tiên phù hợp. Bên dưới, chúng tôi đã đưa ra một danh sách 8 yếu tố quan trọng nhất quyết định xếp hạng của bạn, dựa trên những nghiên cứu đáng tin cậy nhất được thực hiện bởi SearchMetrics, Backlinko và SEO PowerSuite. Hãy tiếp tục đọc để tìm hiểu chúng là gì và làm cách nào để tối ưu hoá từng yếu tố cho trang web của bạn nhé.
Backlinks
Bất ngờ phải không? Vào năm 2017, backlinks tiếp tục là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định uy tín của trang web với Google. Hãy xem những yếu tố dưới đây tạo nên hay phá huỷ tên tuổi của bạn nhé.
1. Link score
Làm thế nào để Google biến những khái niệm trừu tượng của “backlinks” trở thành những yếu tố xếp hạng có thể định lượng được? Trong một số giấy phép đăng ký độc quyền, Google giải thích là việc đó được hoàn thành bằng cách tính toán “link score”. Số điểm được tạo nên bởi từng điểm chất lượng riêng lẻ của từng liên kết gộp lại với nhau (còn gọi là PageRank) và số lượng liên kết vào trang web.
Thế nên chất lượng của các liên kết đó là một phần quan trong đóng góp vào điểm chất lượng của trang. Tuy nhiên, bạn không được mua các đường link spam hay link chất lượng thấp vào năm 2017. Một việc nữa bạn cần phải nhớ là những đường link đến từ một domain (tên miền) thường sẽ không được đánh giá cao; Google thông thường sẽ chỉ tính một trong số đó khi đánh giá hồ sơ đường link của bạn. Thế nên khi xét đến số lượng, yếu tố chính yếu cần phải tập trung là việc liên kết nhiều domain khác nhau.
Đo lường chất lượng thì không được trực tiếp cho lắm. Mặc dù chúng ta biết rằng PageRank vẫn là một yếu tố quan trọng trong thuật toán của Google, nhưng phiên bản đại chúng của nó thì không còn nữa. May mắn thay, chúng ta có những sản phẩm thay thế đang tin cậy được phát triển dựa trên công thức gốc của PageRank, bao gồm một trang mới được ra mắt gần đây mang tên InLink Rank của SEO PowerSuite.
2. Anchor text relevane
Anchor text là phần khác của khái niệm “backlinks”, có ảnh hưởng đến việc xếp hạng. Khá giống với nội dung của các trang web, các anchor của backlink cho Google biết được trang của bạn chủ yếu nói về cái gì – và nó nên được xếp hạng vì cái gì. Tất nhiên, bạn phải nhớ Penguin và giữ cho các anchor của mình đa dạng và tự nhiên nhất có thể; tất cả là về việc giữ cho các chỉ số ở mức cân bằng phù hợp.
Nhưng mức cân bằng phù hợp ở đây là gì? Tôi xin trả lời bạn rằng không có một câu trả lời cụ thể được công nhận trên phạm vi toàn cầu cho câu hỏi này. Nhưng vẫn có một mức trung bình cho anchor text (ở nhiều ngành khác nhau) có thể sẽ cho bạn một gợi ý nào đó.
Làm thế nào để tối ưu hoá:
Việc kiểm tra những đường link của các đối thủ SEO của bạn là một các tốt để hiểu được bạn đang đối đầu với loại link score gì, và bạn cần mất bao nhiều công sức để theo kịp. Để làm việc này, bạn cần có một công cụ cho phép bạn so sánh hồ sơ đường link của một vài trang web khác nhau với nhiều điều kiện khác nhau. SEO SpyGlass cùng với công cụ Domain Comparison của nó thực hiện tác vụ này cực kì hiệu quả. Mở công cụ này lên và tạo một dự án cho trang của bạn, sau đó vào ngay phàn Domain Comparison và thêm vào những domain của các đối thủ lớn của bạn, từng người một. Trong tích tắc, bạn sẽ thấy tất cả các khía cạnh của hồ sơ đường link của bạn được so sánh với đối thủ như thế nào.
Content (Nội dung)
Chích xác, nội dung là ông vua. Nhưng Google mong đợi khi xác đinh ở nội dung chất lượng? Dưới đây là 3 điều giúp bạn nổi bật.
1. Keyword usage (Sử dụng từ khoá)
Tiêu đề của bạn là yếu tố tính điểm liên quan mạnh mẽ nhất với Google. Sử dụng từ khoá và đa dạng thẻ tiêu đề vẫn là một yếu tố quan trọng vào năm 2017. Thẻ meta description cũng có thể tăng điển liên quan, mặc dù nó mạng ít tác động hơn. Cuối cùng, đừng quên sử dụng từ khoá trong phần thân bài trên trang của bạn, hãy nhớ rằng thẻ H1 vẫn giữ số 1 trong SEO khi xét đến yếu tố các thẻ heading.
2. Length (Độ dài)
Trong hướng dẫn chất lượng tìm kiếm, Google đề cập rằng số lượng từ trong nội dung của một trang cũng quan trọng khi dùng để xét đến chất lượng tổng thể - và vì thể nên nó cũng được dùng để xếp hạng. Rõ ràng, không có một độ dài nội dung lý tưởng để nhắm đến; vì Google có nói “lượng nội dung cần thiết cho một trang để thoả mãn khách hàng phụ thuộc vào chủ đề và mục đích của trang đó”.
Nếu bạn tìm kiếm câu trở lời cho yếu tố “lượng nội dung để thoả mãn khách hàng”, hãy tham khảo những trang web mà mà đã xếp hạng tốt cho từ khoá của bạn, và học hỏi từ họ.
3. Tính toàn diện (Comprehensiveness)
RankBrain (ra mắt vào tháng 10 năm 2015) là một phần của thuật toán Hummingbird của Google, và theo Google, nó có liên quan đến mọi truy vấn. Một trong những chức năng của RankBrain là phân tích những kết quả từ các số liệu tốt thoả mãn người dùng và xác định tính năng chung của chúng - những tính năng làm cho chúng trở thành những kết quả tìm kiếm tốt.
Bởi vì hầu hết nội dung trực tuyến đều là văn bản, những tính năng tương ứng thông thường là các từ và cụm từ được sử dụng trên trang. Hãy nghĩ về nó: nêu bạn tìm kiếm “things to see in new york”, chỉ hợp lý khi kết quả đề cập những câu trả lời sau “times square”, “central park”, “empire state building” và tương tự như vậy.
Nhưng kết quả không phải lúc nào cũng rõ ràng như thế. Bạn có biết tất là top 10 câu tra lời cho “best new york bagels” đề cập đến “cream cheese” không?
Làm thế nào để tối ưu hoá:
WebSite Auditor là công cụ cho phép bạn kiểm tra các trang web với nhiều yếu tố on-page, bao gồm keyword usage và content length. Công cụ cũng sẽ phân tích tính toàn diện của trang bạn sử dụng thuật toán TF-IDF và cho bạn lời khuyên dựa trên những đối thủ lớn nhất của bạn.
Để bắt đầu, hãy mở WebSite Auditor lên, tạo một dự án, và vào phần Content Analysis. Chọn ra trang mà bạn muốn tối ưu và nhập từ khoá mà bạn nhắm đến vào. Nhìn qua các yếu tố on-page để có số liệu và lời khuyên về việc sử dụng từ khoá, và kiểm tra thanh Competitors để xem đối thủ mạnh nhất của bạn xử lý từng yếu tố như thế nào.
Tiếp theo, nhìn vào phần Word count in body và kiểm tra xem nó so sánh bạn với đối thủ như thế nào.
Cuối cùng, mở qua bằng TF-IDF để xem danh sách các cụm từ mà nhiều đối thủ ớn của bạn sử dụng. Sử dụng những insight này như là một nguồn cảm hứng để làm cho trang của bạn liên quan hơn, toàn diện hơn.
Bây giờ là lúc để thực hiện một vài thay đổi cho trang web của bạn. Vào phần Content Editor và tối ưu hoá chúng! Khi bạn hoàn tất, hãy bấm nút lưu ở phía trên cùng bên phải để tải xuống HTML đã được tối ưu hoá vào ổ cứng của bạn, và sẵn sàng để tải trang mới của bạn lên.
Technical SEO
Nền tảng kĩ thuật của trang web rất quan trọng với SEO (và hơn thế nữa). Dưới đây là 2 yếu tố quan trọng nhất khi xét về việc xếp hạng.
Nền tảng kĩ thuật của trang web rất quan trọng với SEO (và hơn thế nữa). Dưới đây là 2 yếu tố quan trọng nhất khi xét về việc xếp hạng.
1. Page Speed (Tốc độ tải trang)
Google mong đợi một trang web sẽ có tốc độ tải trong 2 giây hoặc nhanh hơn vậy, và họ đã khẳng định một cách chính thức rằng tốc độ là một yếu tố để xếp hạng. Tốc độ xũng có một tác động vô cùng lớn đến UX: những trang web càng chậm sẽ có tỷ lệ thoát và tỷ lệ chuyển đổi càng thấp.
Thủ phạm dễ nhận thấy nhất dẫn đến tốc độ tải trang chậm đó là các file nguồn không được nén: văn bản, hình ảnh và các file CSS.
2. Mobile-friendliness (Thân thiện với giao diện điện thoại)
Nếu trang của bạn không được tối ưu cho điện thoại thông mình, họ sẽ không xếp hạng tìm kiếm trên di động cho bạn. Với hơn một nửa truy vấn từ Google đến từ các thiết bị di động, đó là một yếu tố bạn có thể phớt lờ được vào năm 2017.
Việc tập trung vào vào di động sẽ tiếp tục với các chính sách của Google để chuyển sang việc chỉ số hoá trên di động trước.
Làm sao để tối ưu hoá:
Để kiểm tra trang của bạn có vượt qua bài kiểm tra tốc độ cũng như là kiểm tra có thân thiện với di động của Google hay không, vào Content Analysis > Page Audit trong WebSite Auditor và chuuyển sang phần Technical. Kiểm tra khu vực Page usability (Mobile) và Page speed (Desktop), và nhấp vào bất cứ yếu tố nào với yếu tố nào có dòng chữ Error hay Warning để biết thêm chi tiết và lời khuyên sửa như thế nào.
User experience (Trải nghiệm người dùng)
Những cuộc tranh cãi xung quanh việc sử dụng yếu tố hành vi của người dung trong xếp hàng đã diễn ra nhiều năm liền. Nhưng với lời nói riêng của Google, “những người dùng thực hiện hành vi tìm kiếm thường là giám khảo tốt nhất cho yếu tố liên qua của trang web, thế nên nếu họ chọ một kết quả tìm kiếm cụ thể, nó chắc chắn liên quan đến những gì họ tìm kiếm, hay ít nhất là có liên quan hơn những kết quả thay thế khác”.
1. Click-through rate (CTR)
Click-through rate của SERP (search engine results page) là một tỉ lệ thể hiện số lần một lựa chọn trong danh sách tìm kiếm được nhấp vào so với số lần nó được hiện ra cho người tìm kiếm. Có rất nhiều giấy phép đăng kí độc quyền của Google đề cập đến việc tập trung vào CTR như là một yếu tố để xếp hạng. Cuộc nghiên cứu thực hiện bởi SearchMetrics còn phát hiện ra được rằng CTR có mức tương quan cao nhất tới những yếu tố xếp hạng trong số tất cả những yếu tố được kiểm tra.
Thực sự là như vậy, sự tương quan không tạo ra kết quả. Nhưng khó có thể từ chối một kết quả thực tế cho thấy rằng CTR tăng gần như là ngay tức thì những kết quả trong danh sách xếp hạng.
Làm sao để tối ưu hoá:
Yếu tố đầu tiên cần kiểm tra đó là SERP CTR. Trong Google Search Console, vaò phần báo cáo Search Analytics và chọn Clicks, Impressions, CTR and Position.
Mặc dù mức CTR trung bình đa dạng phụ thuộc vào loại truy vấn, nhưng có một quy luận bạn cần nắm rõ, bạn có thể trông đợi mức CTR là 30 phần trăm cho kết quả đứng nhất, 15 phần trăm cho kết quả thứ 2 và 10 phần trăm cho kết quả thứ 3.
Nếu CTR của một vài kết quả trong danh sách của bạn thấp dưới mức trung bình, việc này khá dễ để giải quyết. Hãy suy nghĩ làm cách nào để bạn có thể tạo ra những snippet đáng để khách hàng click vào và nghiên cứu danh sách của đối thủ để có thêm nhiều gợi ý. Để chỉnh sửa và xem trước Google snippet của bạn, mở WebSite Auditor ra, vào phần Content Analysis > Content Editor, và chuyển sang phần Title & Meta tags. Một khi bạn đã hài lòng với chúng, nhấn nút lưu và tải tập tin HTML về máy tính của mình.
Kết Luận
SEO là một môn khoa học phức tạp, đa chiều và luôn luôn phát triển. Điều tự nhiên duy nhất là bạn không thể tập trung vào từng tiểu tiết; và bạn cũng không cần phải làm như thế. Nếu bạn ưu tiên những nỗ lực của mình một cách hợp lý, tập trung vào 8 yếu tố bên trên, và nhớ rằng phải cẩn trọng với đối thủ của mình, bạn sẽ chắc chắn tiến lên trước họ trong cuộc chạy đua SERPs.
Nguồn bài viết từ: http://marketingland.com/8-major-google-ranking-signals-2017-219038